Bật mí : Rượu được chuyển hóa như thế nào

Rượu được chuyển hóa như thế nào khi vào cơ thể?

cơ thể chuyển hóa rượu như thế nào

Sau khi uống rượu bia, bạn có biết chỉ khoảng 5 – 10% lượng rượu bia được bài tiết qua hơi thở, nước tiểu và mồ hôi. Còn 95-90% rượu được chuyển hóa như thế nào bạn có biết?

Rượu có rất nhiều tác động tiêu cực đến cơ thể, đây là điều ai cũng biết. Có khi nào bạn tò mò về quá trình rượu chuyển hóa trong cơ thể như thế nào? Hay vì sao cơ thể lại phản ứng mạnh với rượu như vậy?

Bài viết của chúng tôi hôm nay sẽ giúp các bạn giải đáp được tất cả câu hỏi trên. Cùng theo dõi nhé!

=> Tại Sao Rượu Lại Gây Nghiện?

ruou-duoc-chuyen-hoa-nhu-the-nao-1

“Độ rượu” là gì?

Khái niệm và định nghĩa a. Độ rượu là chỉ số đánh giá tỉ lệ cồn có trong một loại rượu. b. Đơn vị đo độ rượu thường được sử dụng là phần trăm cồn theo thể tích (% vol). c. Độ rượu cũng có thể được công bố theo đơn vị khác như proof hoặc ABV (Alcohol by Volume).

Các yếu tố ảnh hưởng đến độ rượu a. Quy trình lên men: Độ rượu phụ thuộc vào quy trình lên men và hàm lượng đường trong nho. b. Phương pháp chưng cất: Phương pháp chưng cất rượu cũng có ảnh hưởng đến độ rượu. c. Thời gian ủ: Thời gian ủ càng lâu thì rượu càng có độ rượu cao hơn.

Rượu được chuyển hóa như thế nào

Khi bạn uống rượu, rượu sẽ được hấp thụ vào cơ thể thông qua hệ tiêu hóa. Rượu phần lớn sẽ được hấp thụ tại tá tràng và đoạn hỗng tràng của ruột non. Việc hấp thụ nhanh hay chậm phụ thuộc vào tình trạng thức ăn có trong dạ dày. Nếu bạn uống rượu khi no thì rượu sẽ được hấp thụ chậm hơn. Bởi vậy khi uống rượu, để giữ cơ thể tỉnh táo và lâu say hơn. Bạn nên ăn một chút đồ ăn, tốt nhất là những đồ ăn có chứa nhiều protein.

=> Phân biệt say rượu và ngộ độc rượu

Sau khi xuống dạ dày, rượu sẽ qua niêm mạc dạ dày để thêm vào máu. Theo thống kê, sau khi rượu xuống đến dạ dày thì khoảng hơn 20% lượng rượu sẽ được hấp thụ tại đáy dạ dày và thấm vào máu. Rồi từ máu rượu sẽ được đưa đến các cơ quan trong cơ thể.

Trong vòng vài phút kể từ khi uống, rượu sẽ ảnh hưởng đến não. Do tác động của rượu với một chất là dopamine sẽ khiến bạn cảm thấy kích thích, hưng phấn. Tuy nhiên, theo thời gian sẽ khiến bạn không kiểm soát được cảm xúc và hành động. Điều này khiến bạn có nhiều hành động quá lố.

Rượu không giống các chất khác, nó không phải là một chất dinh dưỡng nên sẽ không được lưu trữ trong cơ thể. Bởi vậy, khi vào cơ thể và thấm vào máu, rượu sẽ được ưu tiên chuyển hóa trước. Cơ quan có chức năng chuyển hóa rượu trong cơ thể là gan. Từ đây, rượu sẽ được chuyển hóa và đào thải ra khỏi cơ thể.

Gan chuyển hóa rượu như thế nào?

Là một bộ phận có chức năng giải độc, gan là một bộ phận vô cùng quan trọng trong cơ thể. Khi rượu chuyển hóa trong cơ thể, một phần nhỏ được thải ra qua tuyến mồ hôi, nước tiểu, hơi thở. 90% Rượu được chuyển hóa như thế nào? Chúng sẽ được chuyển đến gan để “xử lý”.

ruou-duoc-chuyen-hoa-nhu-the-nao-2

Khi đến gan, rượu sẽ được chuyển hóa bởi hệ thống enzyme ADH. Các enzyme ADH biến đổi ethanol trong rượu tạo thành acetaldehyde. Đây là chất gây độc lên hầu hết các hệ cơ quan trong cơ thể. Tiếp theo, gan sẽ chuyển hóa acetaldehyde thành acetate nhờ enzyme ALDH và glutathione. Acetate là chất ít độc hơn và được các tế bào trong cơ thể phân hủy thành năng lượng và CO2. Từ đó có thể thấy khả năng giải độc của gan phụ thuộc vào lượng enzyme và chất chống oxy hóa Glutathione do gan tiết ra. Song khả năng của gan chỉ có hạn, nó chỉ có thể sản sinh ra một lượng enzyme nhất định mỗi giờ, tương ứng với một lượng acetaldehyde nhất định được chuyển hóa.

Bởi vậy, khi uống rượu vượt quá khả năng đào thải của gan thì cực kỳ nguy hiểm. Khi đó, gan không kịp sản xuất đủ số lượng men để chuyển hóa Acetaldehyde, Acetaldehyde ứ đọng trong cơ thể, gây ra nhiều hệ lụy cho sức khỏe như các triệu chứng say rượu (buồn nôn, đau đầu, mệt mỏi…) các bệnh lý như rối loạn tâm thần – hành vi (nói mất kiểm soát, run rẩy chân tay…), thoái hóa hệ thần kinh, nhiễm độc, bệnh dạ dày, tim mạch. Đặc biệt còn gây phá hủy tế bào gan, làm gia tăng tỷ lệ mắc bệnh về gan mà điển hình là: gan nhiễm mỡ, viêm gan do rượu và xơ gan do rượu.

“Thuốc giải rượu” thực chất là gì?

Thuốc giải rượu, hay còn được gọi là thuốc chuyển hóa rượu, là một loại thuốc được sử dụng để giúp cơ thể chuyển hóa và loại bỏ cồn sau khi uống rượu. Nó đã được sử dụng trong nhiều năm và có thể được tìm thấy ở nhiều quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, nhiều người vẫn còn băn khoăn về hiệu quả thực sự của loại thuốc này và liệu nó có thể giúp ngăn ngừa các tác động xấu của rượu đối với sức khỏe hay không.
Thuốc giải rượu được cho là có khả năng tăng cường quá trình chuyển hóa rượu trong cơ thể, làm cho quá trình này nhanh chóng hơn và giảm thiểu tác động xấu của cồn lên sức khỏe. Một số loại thuốc giải rượu thông thường có chứa các enzym như acetaldehyde dehydrogenase và aldehyde dehydrogenase, có khả năng chuyển hóa acetaldehyde – một chất gây độc trong rượu – thành các chất không độc hơn.

Những tác hại của “thuốc giải rượu”

Tuy nhiên, hiệu quả của thuốc giải rượu vẫn còn đang trong quá trình nghiên cứu và chưa được xác định rõ ràng. Một số nghiên cứu cho thấy rằng việc sử dụng thuốc giải rượu có thể làm giảm cảm giác say rượu và các triệu chứng liên quan trong một khoảng thời gian ngắn. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu khác lại không thấy sự khác biệt đáng kể giữa nhóm dùng thuốc giải rượu và nhóm không dùng thuốc.

Ngoài ra, việc sử dụng thuốc giải rượu cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ. Một số người có thể trở nên nhức đầu, buồn nôn hoặc chóng mặt sau khi sử dụng thuốc, do phản ứng với các thành phần của thuốc. Do đó, trước khi sử dụng thuốc giải rượu, rất quan trọng để tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia y tế để đảm bảo an toàn và hiệu quả.

Bảo vệ cơ thể khi uống rượu bia

Rượu tác động trực tiếp và rất mạnh đến cơ thể. Gan không thể chuyển hóa hoàn toàn rượu. Khi đó không chỉ gây nguy hiểm với gan mà còn ảnh hưởng tới những bộ phận quan trọng khác. Ví dụ như não, phổi, tim mạch, …

Bởi vậy, bạn cần chủ động bảo vệ sức khỏe của bản thân khi uống rượu bia. Đây là một số lời khuyên của chúng tôi:

  • Hạn chế uống nhiều rượu, hạn chế uống các loại rượu mạnh, không nên cố quá.
  • Hãy ăn một chút thức ăn trước khi uống rượu. Bạn có thể dùng các loại thực phẩm giàu protein (trứng, thịt,…), đồ ăn có chứa dầu mỡ, rau xanh, khoai tây … Đây là những thực phẩm rất tốt, làm chậm quá trình hấp thụ rượu. Chúng giữ cho cơ thể tỉnh táo, lâu say hơn và giảm sự khó chịu cho cơ thể sau khi uống rượu.
  • Luyện tập thể dục, sống lành mạnh, tạo một chế độ dinh dưỡng hợp lý để tăng cường sức khỏe từ bên trong. Giúp cơ thể tăng cường khả năng đào thải độc tố và khỏe mạnh hơn.

=> Tại sao khi say bạn lại đi tiểu nhiều hơn

Ngoài những phương pháp trên, hiện nay khi phải uống rượu bia, các bạn có thể sử dụng máy lão hóa rượu Gipwin. Đây là một dòng sản phẩm hiện đại. Máy lão hóa rượu Gipwin sử dụng những công nghệ tiên tiến nhất trên thế giới. Máy đã được kiểm chứng có khả năng nâng cao chất lượng rượu. Đặc biệt hạn chế tối đa những ảnh hưởng tiêu cực của rượu đến cơ thể. Trong tương lai, Máy lão hóa rượu Gipwin hứa hẹn sẽ trở thành một sản phẩm quen thuộc của những người hay phải sử dụng rượu bia vì những tình năng và khả năng bảo vệ sức khỏe ưu việt.

 

NHẬN BÁO GIÁ VÀ HỖ TRỢ THÔNG TIN VỀ GIPWIN