Khi nào rượu trở thành chất độc ?

Khi nào rượu trở thành chất độc

Khi nào rượu trở thành chất độc

Ngộ độc rượu diễn ra khi người uống rượu uống nhiều hơn sức chịu đựng của cơ thể. Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp người uống bị ngộ độc khi uống phải rượu”dỏm”  . Vậy khi nào rượu trở thành chất độc hãy cùng tìm ngay trong bài viết này  !!

Thế nào là say rượu, ngộ độc rượu?

Say rượu (còn gọi là xỉn) là một trạng thái sinh lý gây ra bởi việc tiêu thụ thức uống có cồn như rượu, bia… người trong trạng thái say rượu, tâm trí và cơ thể trở nên suy yếu. Biểu hiện phổ biến thường gặp ở người trong trạng thái say rượu có thể bao gồm nói líu lưỡi, nói nhiều, mất thăng bằng, phối hợp cơ thể kém, mặt đỏ, nôn mửa thậm chí mất ý thức tạm thời hoặc bị tổn thương não…

khi-nao-ruou-tro-thanh-chat-doc-1
khi nào rượu trở thành chất độc

Ngộ độc rượu xảy ra khi uống quá nhiều rượu ethanol trong thời gian ngắn hoặc do uống quá nhiều rượu có độc chất methanol dẫn đến lượng cồn trong máu quá nhiều. Lúc này gan không kịp đào thải ra ngoài sẽ tổn thương tế bào gan, các bộ phận ở não ngừng hoạt động, kèm  các biến chứng nguy hiểm như nghẹt thở, động kinh, hạ thân nhiệt, nhịp tim không đều và nguy cơ tử vong.

Triệu chứng ngộ độc rượu

Triệu chứng dễ nhận biết
Mệt mỏi và suy giảm năng lượng.
Sự kiệt sức và khó tập trung.
Buồn nôn và nôn mửa.
Đau đầu và chóng mặt.
Triệu chứng nghiêm trọng
Nhiễm trùng gan và viêm gan cấp tính.
Xơ gan và suy gan.
Tăng huyết áp và nhồi máu cơ tim.
Rối loạn thần kinh và tình trạng co giật.
Rối loạn nội tiết và tình dục.

Nguyên nhân dẫn đến ngộ độc rượu

Đối với rượu nấu từ ngũ cốc: Ngộ độc thường xảy ra khi uống quá nhiều rượu, khiến cơ thể mất kiểm soát, có cảm giác hưng phấn, kích thích nhẹ. Nếu uống quá nhiều, bệnh nhân sẽ bị ngộ độc nặng với các triệu chứng kích thích thần kinh, hạ đường huyết, tụt huyết áp, hạ thân nhiệt, thậm chí suy hô hấp, hôn mê sâu. Một số trường hợp nặng gây tổn thương não, di chứng hôn mê, suy thận và tử vong.

Đối với rượu pha từ cồn công nghiệp: Cồn công nghiệp methanol, có độc tính rất cao, tác động chủ yếu lên thần kinh. Khi vào cơ thể, methanol được chuyển hóa thành formaldehyde và tiếp đến là formic acid, sẽ tấn công não bộ, mắt, dây thần kinh thị giác

Ban đầu người uống phải rượu pha từ cồn công nghiệp methanol chỉ có cảm giác say giống say rượu thông thường. Sau vài ngày, chất độc bắt đầu chuyển hóa, bệnh nhân sẽ thấy mờ mắt, lơ mơ, thở nhanh do rối loạn axit máu, co giật, hôn mê. Hầu hết các trường hợp khi đến viện đều ở trong tình trạng tổn thương não, mắt và tuần hoàn, nguy hiểm đến tính mạng

Xem Thêm: CÁC LOẠI MÁY LỌC RƯỢU ĐÁNG MUA

Cách xử lý ngộ độc rượu

Điều trị tại nhà
Nghỉ ngơi và giữ cơ thể ấp ủ.
Uống nước đủ lượng để giải độc.
Ăn nhẹ và tránh tiếp tục tiêu thụ rượu.
Điều trị tại bệnh viện
Quan sát và chăm sóc y tế chuyên nghiệp.
Truyền dịch và dùng thuốc giảm triệu chứng.
Thực hiện các xét nghiệm và cận lâm sàng cần thiết.

Cách phòng ngừa ngộ độc rượu

Tuân thủ hạn chế tiêu thụ rượu.
Uống nước đủ lượng và ăn đầy đủ.
Tránh uống rượu quá nhanh và không pha trộn với các chất kích thích khác.
Tìm kiếm sự hỗ trợ từ gia đình, bạn bè hoặc chuyên gia y tế.

Khi nào rượu trở thành chất độc?

Thành phần chính của rượu uống là ethanol có công thức hóa học là C2H5OH, trong khi methanol có công thức hóa học là CH3OH. Cả 2 loại rượu này đều được sản xuất bằng cách lên men và chưng cất. Vậy khi nào rượu trở thành chất độc?

Trong khi rượu ethanol được lên men từ tinh bột như ngũ cốc, các loại củ có chứa tinh bột hoặc đường. Loại rượu này sẽ trở nên độc khi lẫn tạp chất, trong đó đáng sợ nhất là aldehyde, chất này có nguồn gốc từ rượu chuyển hóa thành dưới sự xúc tác của oxit đồng. Theo các chuyên gia, khi aldehyde đi vào cơ thể gây đau đầu, chóng mặt, rối loạn trí nhớ, nặng hơn gây hôn mệ, suy gan, thận cấp và tử vong.

Khi nào rượu trở thành chất độc

Trong khi đó, rượu methanol được lên men từ nguyên liệu có chứa cellulose (gỗ). Không giống rượu ethanol, methanol nguyên chất có độc tính cao, không thích hợp để uống bởi khi uống vào cơ thể, methanol dễ dàng hấp thu qua ruột, da vào phổi.

Hóa chất này được chuyển hóa chậm ở gan và bị oxy hóa tạo thành formaldehyde sau đó tiếp tục bị oxy hóa tạo thành acid formic – đây chính là thủ phạm gây ra các vụ ngộ độc rượu methanol làm tổn thương võng mạc, tổn thương hệ thần kinh thị giác, dẫn đến mù lòa, gây tổn thương não bộ, có thể dẫn đến tử vong.

Ngộ độc rượu do methanol xảy ra rất nhanh. Sau khi uống khoảng 6 – 8 giờ, bệnh nhân có biểu hiện buồn nôn, nôn ói, đau đầu, chóng mặt. Các triệu chứng trên kéo dài khoảng 8 giờ thì tử vong. Thời gian từ khi uống tới khi tử vong vì ngộ độc rượu chưa đầy 24 tiếng.

Cách phòng ngừa ngộ độc rượu methanol

Nhiễm độc rượu methanol là loại nhiễm độc nặng, nguy hiểm nhưng có thể phòng ngừa được bằng các cách sau:

  • Hạn chế sử dụng rượu, bia vì đây là chất độc hại, ảnh hưởng xấu tới gan, tim mạch, não bộ.
  • Mỗi người chỉ nên uống 1 đơn vị rượu mỗi ngày.
  • Thận trọng khi sử dụng rượu, chỉ mua rượu tại các địa chỉ uy tín, có thông tin nguồn gốc rõ ràng.
  • Không uống rượu tự pha chế, tự ngâm với lá, rễ cây, động vật,… mà không rõ thành phần, xuất xứ hay công dụng.
  • Không uống rượu khi đang đói; không uống rượu có hàm lượng methanol > 0,1%.
  • Không uống rượu kèm với các loại nước có ga.

Khi nào rượu trở thành chất độc

Trên đây là một số giải đáo cho câu hỏi khi nào rượu trở thành chất độc. Hy vọng, bạn đọc đã nắm được thông tin và có những biện pháp bảo vệ mình trước những rủi ro do ngộ độc rượu gây ra.

Công ty TNHH Giải pháp Công nghệ UHC Việt Nam

Địa chỉ: Số 04, ngõ 7, Đường Đông Ngạc, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội

VP HCM: Số 190 Quang Trung, Phường 10, Quận Gò Vấp, TP HCM

Hotline: 0976.106.066

 

NHẬN BÁO GIÁ VÀ HỖ TRỢ THÔNG TIN VỀ GIPWIN