Nồng độ cồn trong máu là bao nhiêu thì bị phạt

Nồng độ cồn trong máu là bao nhiêu thì bị phạt

nồng độ cồn trong máu cho phép

Nồng độ cồn cao khi tham gia giao thông sẽ cực kỳ nguy hiểm. Để tránh tình trạng lái xe khi say rượu, tại Nghị định 46/2016/NĐ-CP đã đưa ra tiêu chuẩn về nồng độ cồn trong máu các mức xử phạt hành chính về hành vi vi phạm giao thông khi uống rượu, bia. Vậy nồng độ cồn trong máu đạt bao nhiêu thì bạn vi phạm luật giao thông?

1. Tác hại của rượu

Rượu gây nên hiện tượng

Rượu có tác động mạnh và trực tiếp đến não. Bởi vậy sau khi uống rượu, chúng ta thường hay hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu, phản ứng trì trệ.

Tùy theo cân nặng mà hay giới tính mà mức độ ảnh hưởng của cồn đến cơ thể khác nhau. Như vậy, với cùng lượng bia uống vào, những người có hình thể lớn sẽ có BAC thấp hơn, khó bị vi phạm hơn. Mức độ này cũng có sự khác biệt rất lớn giữa nam và nữ do thể trạng nữ ít nước và nhiều mô mỡ.

=> Điều gì xảy ra với não khi bạn uống rượu?

nồng độ cồn trong máu cho phép
Theo Ezlaw – Nồng độ cồntrong máu cho phép

Tác hại của rượu

Trước hết, Nồng độ rượu trong máu được đo bằng “độ BAC”. BAC là từ viết tắt của cụm từ “Blood Alcohol Concentration” (nồng độ rượu trong máu). Độ BAC đo bằng gram rượu có trong 100 cc máu. Ví dụ, độ BAC bằng 0,1 có nghĩa là trong 100cc máu của người lái xe có 0,1 gram rượu.

Theo nghiên cứu, độ BAC cao khiến khả năng xảy ra tai nạn cao hơn. Một báo cáo của Bộ Giao thông Vận tải đã chỉ ra rằng khi độ BAC = 0,5 thì nguy cơ tai nạn tăng gấp đôi. Khi độ BAC = 0,8 thì nguy cơ tai nạn tăng gấp 7 lần. Nếu BAC lên đến 1,5 thì nguy cơ xảy ra tai nạn tăng đến 25 lần!

Việc căn cứ vào nồng độ cồn trong máu để định ra mức quy định vi phạm an toàn giao thông là một vấn đề phổ biến trên toàn thế giới. Tại Việt Nam, theo quy định, độ BAC ở mức cho phép là BAC = 0. Người điều khiển xe sẽ bị xử phạt khi có đô BAC lớn hơn 0,1. Đây là mức độ cho thấy cồn đã nhiễm độc hệ thần kinh, gây ra tình trạng hoa mắt, chóng mặt, mất khả năng phán đoán, định hướng điều khiển.

>>> Xem thêm máy khử độc cồn: Tại đây

2. Có cách nào giúp giảm nhanh nồng độ cồn trong máu không?

Chuyển hóa của Rượu

Rượu sẽ được chuyển hóa trong cơ thể với tốc độ 20mg/dL mỗi giờ. Đây là tốc độ giới hạn của gan. Bởi vậy, khi uống rượu, bạn nên nghỉ ngơi để cơ thể nhanh phục hồi. Tuyệt đối không nên tham gia giao thông ngay khi vừa sử dụng rượu bia.

Bạn cũng có thể sử dụng một số thực phẩm sau đây để giải rượu

  • Nước ép cà chua: Nước ép cà chua bổ sung nhiều kali, canxi và natri cho cơ thể, giúp bạn giảm mệt mỏi, buồn nôn sau khi uống rượu.
  • Nước cam, mật ong: Trong nước cam và mật ong có chứa một loại chất đường là fructose. Đây là chất có khả năng tiêu hóa rượu nhanh. Khi say, nên uống một ly nước cam rồi nằm ngủ. Khi ngủ dậy bạn sẽ thấy cơ thể tỉnh táo nhiều hơn.
  • Uống nhiều nước lọc: Bổ sung lượng nước cần thiết giúp quá trình giải độc rượu diễn ra nhanh chóng hơn, đồng thời pha loãng lượng cồn trong máu giúp bạn đỡ say hơn.
  • Gừng: Gừng có công dụng rất tốt trong việc giải rượu và chống say. Bạn có thể thái một vài lát gừng tươi, thêm nước nóng và một thìa mật ong sẽ có tác dụng nhanh hơn.
  • Chè xanh: Trong chè xanh có chứa axit tanic có khả năng khử chất cồn trong rượu. Vì thế chè xanh có khả năng giải rượu rất tốt.

=> 23 Tác Động Tiêu Cực Của Rượu Tới Cơ Thể

Ngoài những cách trên, khi uống rượu, bạn có thể sử dụng máy lão hóa rượu . Sản phẩm này có công dụng nâng cao chất lượng đồ uống. Giúp rượu ngon hơn, loại bỏ độc tố, đảm bảo an toàn cho người sử dụng.

Hy vọng bài viết đã cung cấp cho các bạn những kiến thức bổ ích!

 

NHẬN BÁO GIÁ VÀ HỖ TRỢ THÔNG TIN VỀ GIPWIN