Sake là gì? Rượu sake làm từ gì và cách uống chuẩn Nhật

Sake là gì? Rượu sake làm từ gì và cách uống chuẩn Nhật

Sake là gì?

Sake là gì? Sake không đơn giản là rượu, mà là kết tinh của sự tỉ mỉ, cẩn trọng và đam mê của người Nhật. Hãy cùng Gipwin dấn thân vào hành trình khám phá Sake, để say đắm trong hương vị tinh túy và hiểu thêm về nét văn hóa độc đáo của xứ sở hoa anh đào nhé!

I. Sake là gì?

Sake, còn được biết đến với tên là Nihonshu, là một loại rượu gạo lên men truyền thống của “đất nước mặt trời mọc”. Được sản xuất chủ yếu từ 3 thành phần chính, bao gồm gạo, nước và 1 loại men đặc biệt có tên là Koji và thường có hàm lượng cồn từ 9% đến 16%.

Rượu sake là 1 loại rượu gạo truyền thống nổi tiếng của Nhật Bản
Rượu sake là 1 loại rượu gạo truyền thống nổi tiếng của Nhật Bản

Sake không được chưng cất giống như rượu vang, rượu mạnh hoặc bia. Thay vào đó, nó trải qua quá trình lên men tự nhiên để tạo ra 1 hương vị mới lạ và độc đáo.

II. Nguồn gốc lịch sử và văn hóa về rượu sake

1. Về nguồn gốc lịch sử

Nguồn gốc lịch sử của rượu sake vẫn còn mơ hồ, nhưng theo nhiều nhà nghiên cứu lịch sử thì họ tin rằng nó được xuất hiện vào khoảng 300 năm trước Công nguyên, sau khi nền văn minh lúa nước phát triển mạnh mẽ ở Nhật Bản.

Theo các nghiên cứu thì ban đầu, sake được sản xuất chủ yếu để phục vụ cho hoàng gia, triều đình và các đền thờ. Nhưng theo từng cột mốc thời gian trôi qua, nó đã trở nên phổ biến hơn trong cộng đồng và đã đóng một vai trò quan trọng trong văn hóa Nhật Bản suốt hàng thế kỷ.

Hiện tại, sake  được sử dụng nhiều trong các dịp lễ và nghi lễ như lễ hội hoa anh đào, hội Matsuri, nghi lễ tôn giáo đền Shinto, các buổi liên hoan, dịp kỷ niệm lớn, lễ hỏi, tiệc cưới,….

Rượu sake được sử dụng nhiều trong các dịp lễ hội của Nhật Bản.
Rượu sake được sử dụng nhiều trong các dịp lễ hội của Nhật Bản.

2. Về văn hóa

Trong văn hóa Nhật Bản, rượu sake không chỉ là một thức uống thông thường, mà còn là biểu tượng của lòng thành kính và hy vọng. Trong các nghi lễ Thần đạo, nó được coi là vật phẩm linh thiêng dùng để dâng cúng, thể hiện lòng thành kính và mong muốn may mắn, bình an. Với hương vị đặc trưng, nó như một lời cầu nguyện gửi đến các vị thần, hy vọng mang lại cuộc sống an lành và phồn thịnh.

Ngoài ra, trên bàn ăn của người Nhật, rượu sake thường được kết hợp với các món ăn tinh tế, tạo nên một trải nghiệm ẩm thực độc đáo. Từ sushi thanh lịch đến sashimi tươi ngon, sake là người bạn đồng hành lý tưởng, tăng thêm hương vị và sự tinh tế cho mỗi bữa ăn.

Rượu sake in đậm trong nét văn hóa của người Nhật
Rượu sake in đậm trong nét văn hóa của người Nhật

III. Tác dụng của rượu sake

Ngoài hương vị độc đáo và thú vị, sake còn mang lại một số tác dụng tốt đối với sức khỏe như sau:

Dồi dào các chất chống oxy hóa: Do chứa nhiều chất chống oxy hóa như axit amin và polyphenol nên rượu sake giúp bảo vệ tế bào khỏi tổn thương do gốc tự do. Điều này giúp làm chậm quá trình lão hóa và giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính.

Tăng cường hệ miễn dịch: Sake giúp kích thích sản xuất và hoạt động của các tế bào miễn dịch, giúp tăng cường hệ miễn dịch.

Hỗ trợ hệ tiêu hóa: Rượu sake có vi khuẩn có lợi như Lactobacillus trong rượu Sake giúp hỗ trợ tiêu hóa và cải thiện sức khỏe đường ruột.

Giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch: Rượu Sake có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch bằng cách làm giảm mức cholesterol xấu (LDL) và tăng mức cholesterol tốt (HDL).

Giúp có làn da đẹp: Rượu Sake giúp cải thiện độ đàn hồi và săn chắc của da, giảm sự xuất hiện của nếp nhăn và nếp gấp 1 cách đáng kể.

Giảm căng thẳng: Rượu Sake giúp thư giãn thần kinh, giảm căng thẳng, cải thiện tâm trạng và chất lượng giấc ngủ.

IV. Rượu sake làm từ gì?

Rượu sake được làm từ 3 thành phần chính::

Đầu tiên là 1 thành phần hết sức là quen thuộc với đời sống hàng ngày, đó chính là gạo. Đây chính là 1 thành phần quan trọng nhất trong quy trình sản xuất rượu sake. Nó quyết định hơn 80% hương vị của loại rượu truyền thống này. Gạo được dùng để nấu sake thường là loại gạo Japonica hạt ngắn, bởi vì nó có nhiều tinh bột và ít đường. Gạo sẽ được xay xát để loại bỏ cám, chỉ giữ lại phần nhân trắng.

Gạo Japonica được sử dụng nhiều trong ủ rượu sake
Gạo Japonica được sử dụng nhiều trong ủ rượu sake

Thành phần tiếp theo cũng không kém quan trọng đó chính là nước. Nước sử dụng để làm sake phải là nước tinh khiết và không có tạp chất. Bởi vì, chất lượng của nước sẽ ảnh hưởng đến hương vị và độ mềm mại của sake.

Và thành phần chính cuối cùng của rượu sake chính là men koji. Đây là 1 loại men vô cùng đặc biệt  Nó được làm từ nấm mốc Aspergillus oryzae, được nuôi cấy trên gạo. Và có nhiệm vụ chuyển hóa tinh bột trong gạo thành đường, tạo điều kiện cho quá trình lên men diễn ra. 

Men Koji là thành phần đặc biệt nhất trong quá trình làm ra rượu sake đúng chuẩn
Men Koji là thành phần đặc biệt nhất trong quá trình làm ra rượu sake đúng chuẩn

V. Quy trình sản xuất rượu sake đúng chuẩn Nhật Bản

Quy trình sản xuất rượu sake theo chuẩn Nhật Bản bao gồm 8 bước như sau:

Bước 1: Chuẩn bị gạo

Chọn lựa gạo phù hợp, sau đó vo sạch gạo thật kỹ

Bước 2: Ngâm gạo với nước sạch

Sau khi vo sạch gạo thì lấy ra và ngâm trong nước để tầm 1 đến 2 tiếng

Bước 3: Hấp gạo

Lấy gạo đã ngâm xong cho vào nồi hoặc xửng hấp trong vòng 30 phút để gạo chín, mềm

Bước 4: Lên men gạo với men Koji

Sau khi hấp chín gạo xong thì đem ra phơi nắng cho gạo khô sau đó trộn gạo với men Koji lại để cho nó lên men tự nhiên (để yên tầm 2-3 ngày)

Bước 5: Hòa tan gạo lên men

Sau khi gạo và men Koji đã được lên men, tiếp theo hòa tan chúng trong nước để tạo ra đến 1/3 dung tích tổng của tổng sản phẩm rượu Sake.

Bước 6: Lên men với vi sinh vật

Cho thêm vi sinh vật vào hỗn hợp lên men của gạo và men Koji để tiếp tục (tùy thuộc vào loại Sake, khuẩn men có thể được sử dụng và cho phép lên men từ vài ngày đến vài tuần.)

Bước 7: Sấy khô

Sau khi lên men hoàn tất, lấy rượu sake ra và gạn bỏ phần thủy tinh, sau đó sấy khô để loại bỏ hoàn toàn vi sinh vật.

Bước 8: Ướp rượu

Rượu sake được ướp trong 1-2 tháng để phát triển hương vị trước khi đóng chai và xuất xưởng.

*** Tuy nhiên, thay vì ủ sake thủ công tốn thời gian, bạn hãy thử máy lão hóa rượu Gipwin của chúng tôi. Với máy Gipwin, bạn có thể tiết kiệm thời gian và công sức để tận hưởng những điều thú vị khác trong cuộc sống hoặc đơn giản là dành thời gian nghỉ ngơi thư giãn.

Chỉ trong vòng một giờ, Gipwin sẽ tạo ra năng lượng lên đến 4.000 gauss, gấp 4.000 lần so với từ trường trái đất (1 gauss/ngày), giúp đẩy nhanh quá trình ủ rượu sake, mang đến cho bạn hương vị sake tuyệt đỉnh một cách nhanh chóng.

Máy lão hóa rượu Gipwin giúp đẩy nhanh tiến độ ủ rượu hơn so với ủ rượu tự nhiên
Máy lão hóa rượu Gipwin giúp đẩy nhanh tiến độ ủ rượu hơn so với ủ rượu tự nhiên

VI. Rượu sake bao nhiêu độ và có vị gì?

Về nồng độ

Hầu hết các loại rượu Sake có nồng độ cồn trung bình từ 15% đến 16%, cao hơn so với bia và rượu vang nhưng thấp hơn so với Soju và Whisky. Tuy nhiên, nồng độ cồn của Sake có thể dao động từ 9% đến 20% tùy thuộc vào loại Sake và quy trình sản xuất.

Về hương vị

Hương vị của Sake rất đa dạng và phong phú, tùy thuộc vào nhiều yếu tố như loại gạo sử dụng, tỷ lệ xay xát gạo, quy trình lên men và thời gian ủ. Tuy nhiên, nó thường có vị dễ chịu, nhẹ nhàng, và có thể từ ngọt đến khô. Một số sake cũng có thể có các hương vị phức tạp, bao gồm trái cây, hoa quả, hạt, hoặc thậm chí là vị rượu vang.

VII. Các loại rượu sake

1 số loại rượu sake được biết đến nhiều nhất hiện nay:

Junmai: Đây là loại sake được xem là thuần túy nhất, chủ yếu chỉ được làm từ gạo, nước, men koji và men sake mà không có thêm cồn hay phụ gia. Ở loại sake này thì tỷ lệ mài gạo ít nhất là 70% và có giá thành đa dạng nhất.

Junmai là 1 loại rượu sake thuần túy nhất trong tất cả các loại sake.
Junmai là 1 loại rượu sake thuần túy nhất trong tất cả các loại sake.

Daiginjo: Đây là loại sake thượng hạng nhất và có giá cao nhất trong tất cả các loại sake, có hương vị tinh tế, thanh tao với mùi hương trái cây và hoa. Nó có tỷ lệ mài gạo ít nhất 50%

Rượu Daiginjo là loại rượu thượng hạng nhất trong tất cả các loại rượu sake
Rượu Daiginjo là loại rượu thượng hạng nhất trong tất cả các loại rượu sake

Ginjo: Đây cũng là 1 loại sake cao cấp và có giá cũng rất là cao và chỉ đứng sau Daiginjo. Ở loại sake này thì ta có thể cảm nhận được hương vị thanh lịch, nhẹ nhàng với mùi hương trái cây và hoa. Ngoài ra, để tạo ra hương vị này ở Ginjo thì người ta thường ủ ở nhiệt độ thấp hơn và sử dụng tỷ lệ mài gạo ít nhất 60% so với các loại thông thường.

Rượu Ginjo cũng là 1 trong những loại rượu cao cấp nhất và có giá thành cũng rất cao
Rượu Ginjo cũng là 1 trong những loại rượu cao cấp nhất và có giá thành cũng rất cao

Honjozo: So với 3 loại sake kể trên thì loại sake này có giá thành rẻ nhất, nó có tỷ lệ mài gạo ít nhất 70% và sẽ có hương vị đa dạng, có thể từ nhẹ nhàng cho đến đậm đà.

Rượu Honjozo là loại rượu có giá thành tương đối rẻ hơn các loại khác
Rượu Honjozo là loại rượu có giá thành tương đối rẻ hơn các loại khác

VIII. Rượu sake bao nhiêu tiền?

Dựa trên phân loại các loại rượu sake được biết đến nhiều nhất hiện nay thì tùy thuộc vào quy trình sản xuất, nguyên liệu,… thì các loại sake sẽ có phân khúc giá thành khác nhau:

Honjozo: Loại sake này có giá rẻ nhất vì sẽ có thêm cồn tinh luyện và đường vào trong quá trình sản xuất. Giá dao động từ 150.000 – 500.000 VNĐ cho 750ml.

Junmai: Loại sake này được làm từ 100% gạo và không được phép thêm cồn tinh luyện hoặc đường. Giá dao động từ 500.000 – 1.500.000 VNĐ cho 750ml.

Ginjo: Loại sake này được làm từ gạo được mài đến mức ít nhất 60%. Giá dao động từ 800.000 – 3.000.000 VNĐ cho 750ml.

Daiginjo: Loại sake này được làm từ gạo được mài đến mức ít nhất 50%. Giá cao nhất trong 4 loại, dao động từ 2.500.000 – 5.000.000 VNĐ cho 750ml.

IX. Cách uống rượu sake tốt cho sức khỏe

Tùy thuộc vào sở thích cá nhân mà bạn có thể thưởng thức rượu sake theo 2 cách là: uống lạnh và uống ấm (nóng).

Khi uống lạnh

Bạn nên để rượu ở nhiệt độ từ 7-10 độ C, không nên để ở nhiệt độ khác nếu muốn uống lạnh, bởi vì nếu để ở ngoài nhiệt độ chuẩn sẽ làm cho hương vị rượu trở nên nhạt nhẽo hoặc bị đắng dẫn đến mất cảm giác ngon miệng

Khi uống sake lạnh thì bạn nên hạn chế không lắc ly và hạn chế thêm đá vì nó có thể sẽ mất hương vị ban đầu của rượu.

Khi uống ấm (nóng)

Theo nhiều người đã sử dụng thì khi thưởng thức sake ấm (nóng) thì nó sẽ có hương vị đậm đà và có mùi hương nhẹ thoang thoảng của gạo. Đối với sở thích uống nóng thì bạn chỉ nên để rượu ở khoảng nhiệt độ từ 40-60 độ C, vì nếu để ở nhiệt độ cao hơn sẽ khiến bản thân bị bỏng và sẽ khiến cho rượu không còn hương vị ngọt ấm nữa,

Tương tự với khi uống lạnh thì khi uống nóng, bạn nên hạn chế lắc ly và nếu được hãy thêm 1 lát gừng vào ly sake của mình, bởi vì nó sẽ tạo cho bạn 1 cảm giác âm ấm cổ họng và ngọt cay đầu lưỡi.

X. Rượu sake có hạn sử dụng không? Để được bao lâu?

Rượu sake, một loại đồ uống được ưa chuộng, thường gây tò mò về hạn sử dụng. Và theo chúng tôi đã tìm hiểu thì rượu sake không hề có hạn sử dụng. Lí do là vì quá trình lên men rượu đã đặc biệt tạo ra axit và cồn, giúp rượu tự bảo quản khỏi vi khuẩn gây hại. 

Tuy nhiên, điều đó không đồng nghĩa với việc chất lượng rượu sake không thay đổi. Bởi vì, sau khi mở nắp, rượu sẽ tiếp xúc với không khí và bắt đầu oxy hóa dẫn đến hương vị và mùi thơm sẽ thay đổi. Vì thế, để tận hưởng hương vị tốt nhất, bạn nên thưởng thức rượu càng sớm càng tốt.

 

NHẬN BÁO GIÁ VÀ HỖ TRỢ THÔNG TIN VỀ GIPWIN