Người ta ngâm rượu tỏi uống để phòng ngừa ung thư, phòng ngừa các bệnh về đường hô hấp… Vậy cách ngâm rượu tỏi đúng chuẩn là như thế nào? Hãy cùng gipwin tìm hiểu ngay cách ngâm rượu tỏi trong bài viết này
Tỏi có rất nhiều công dụng. Thậm chí người ta còn có cả bộ sách chỉ để nói về các tác dụng mà củ tỏi đem lại cho sức khỏe con người. Trong đó cũng có rượu tỏi.
Cách ngâm rượu tỏi đúng chuẩn cũng phát huy tác dụng rất tuyệt vời. Dưới đây là một vài công dụng của rượu tỏi và cách ngâm rượu tỏi đúng chuẩn mà bạn nên biết.
Tỏi là một trong những nguyên liệu được sử dụng rất nhiều như làm gia vị cho các món ăn. Giúp món ăn thơm hơn, ngon hơn. Không những vậy tỏi ngâm với mật ong còn chữa được các bệnh về đường hô hấp như cảm cúm viêm họng.
Tỏi nổi bật với tác dụng kháng khuẩn, hoạt tính kháng nấm, kháng virus cũng rất hiệu quả. Với hệ tim mạch, các nghiên cứu cho thấy tỏi có tác dụng làm giảm triglycerid và làm giảm hàm lượng Cholesterol xấu. Tăng Cholesterol tốt do đó làm giảm các rối loạn chuyển hóa mỡ thành máu. Và tỏi còn có một công dụng rất tuyệt vời là có thể phòng ngừa ung thư.
Tỏi có nhiều hữu ích rất tốt đó là điều mà ai cũng nhận thấy được. Tuy nhiên đã là thuốc thì phải tính đến liều lượng sử dụng cho thích hợp. Tránh gây tác dụng phụ không nên lạm dụng.
Cách ngâm rượu tỏi đúng chuẩn
Tỏi rất nhiều công dụng thì ai cũng biết nhưng để uống rượu tỏi. Cách ngâm Rượu tỏi đúng chuẩn thế nào thì không phải ai cũng biết.
Bởi vậy chỉ ngâm tỏi với liều lượng cho phép thì mới phát huy được tác dụng mong muốn.
Theo đông y, tỏi vị , tính ôn, hơi độc tác động vào hai kinh can và vị. Trong tỏi có thành phần iot và tinh dầu song thành phần chủ yếu allicin. Thành phần này có công dụng sát trùng, kháng khuẩn, kháng virus và kháng ký sinh trùng trừ phong, thông khiếu, tiêu nhọt, tiêu đờm.
Thành phần chủ yếu của tỏi là chất allicin có mùi đặc trưng của tỏi. Nhưng trong tỏi tươi không có allicin ngay, mà có chất aliin (một loại axit amin) chất này chịu tác động của enzym alinase cũng có trong củ tỏi khi giã dập mới cho allicin. ngoài ra củ tỏi còn chứa nhiều vitamin và chất khoáng… đặc biệt là selen.
Công dụng của rượu tỏi
Ngoài các công dụng trên rượu tỏi còn có các công dụng sau:
- Trị các bệnh xương khớp như viêm đau khớp xương,nhức mỏi xương khớp
- Cải thiện các bệnh liên quan đến đường hô hấp như viêm họng, viêm phế quản, hen phế quản, và bệnh viêm xoang.
- Trị các bệnh tim mạch như tăng huyết áp, huyết áp thấp, xơ vữa động mạch
- Cải thiện hệ điều hóa cho cơ thể như ợ chua, khó tiêu hóa, viêm loét dạ dày, hành tá tràng
- Rượu tỏi còn chữa bệnh trĩ như trĩ nội, trĩ ngoại
- Cải thiện bệnh đái tháo đường
- Ngừa các bệnh ung thư
- Ngoài ra còn giúp giảm cân hiệu quả
Xem Thêm: Rượu đinh lăng ngâm bao lâu
Ai không nên dùng rượu tỏi
Rượu tỏi có nhiều công dụng tuyệt vời như vậy nhưng không phải ai cũng có thể sử dụng được. Những đối tượng không nên sử dụng Rượu tỏi như:
- Phụ nữ đang mang thai
- Người bị đau mắt đỏ, sưng mắt không nên dùng nhé
- Vì tỏi có tính nóng nên những người hay bị mụn nhọt không nên dùng nhé
- Người bị viêm loét dạ dày giai đoạn cuối không nên dùng nhé.
Không phải cứ tốt cho sức khỏe là sử dụng liên tục, lạm dụng và sử dụng không có liều lượng, nếu dùng quá nhiều tỏi có thể gây hơi thở hôi, rối loạn dạ dày, ruột, ức chế tuyến giáp,…
Cách ngâm rượu tỏi đúng chuẩn và phát huy hết tác dụng
Nguyên liệu tỏi để ngâm nên chọn tỏi Việt Nam (hay còn gọi là tỏi ta). Tỏi có màu tím, nhánh tỏi nhỏ và hơi khó bóc một chút. Tuyệt đối không sử dụng tỏi tây nhé, loại tỏi có màu trắng, nhánh to, rất dễ bóc.
Hiện nay có 2 cách chế biến Rượu tỏi. Cách thứ nhất là ngâm nguyên củ và cách thứ hai là cắt tỏi thành từng lát.
Cách ngâm rượu tỏi nguyên củ
Người ta ít sử dụng cách ngâm này. Cách này chỉ dành cho những người muốn ngâm lâu năm.
- Bước 1: Tỏi đem đi phơi ở chỗ khô ráo có ánh nắng, phơi khoảng 5 nắng. sau đó bóc vỏ
- Bước 2: Rửa qua tỏi đã bóc trong nước Rượu( lưu ý ngâm loại rượu nào thì dùng loại Rượu đấy để uống nhé)
- Bước 3: sao tỏi trên lửa, tức là các bạn cho lên chảo nóng sao khoảng 4 -5 phút rồi bỏ tỏi ra, lưu ý phải đảo tỏi đều tay để tránh bị cháy
- Bước 4: Cho tỏi vào bình ngâm chuẩn bị 2 lít rượu trắng và đổ từ từ cho đến khi hết.
- Bước 5: Đậy nắp thật kín ngâm trên 60 ngày là có thể sử dụng được.
Tuy sử dụng được lâu dài nhưng với cách ngâm này thì rượu sẽ có màu hơi xanh một chút.
Cách ngâm Rượu tỏi giã nhuyễn hoặc thái lát
Cách này thường được nhiều người sử dụng hơn vì thời gian sử dụng nhanh hơn. Hiệu quả mang lại thì chưa thể khẳng định được cách nào mang lại hiệu quả nhanh hơn. Còn tùy thuộc vào cần dùng nó vào những mục đích gì để ngâm cho hiệu quả.
- Bước 1: Tỏi đem đi phơi ở chỗ khô ráo có ánh nắng, phơi khoảng 5 nắng, sau đó bóc vỏ tỏi.
- Bước 2: Chuẩn bị dao và thớt để thái lát mòng hoặc đập dập.
- Bước 3: Sao tỏi với lửa.
- Bước 4: Cho 1 kg tỏi vào bình ngâm với lượng rượu khoảng 1,5 đến 2 lít Rượu trắng, sau đó đậy nắp kín và ngâm rượu tỏi trong khoảng 30 ngày là có thể sử dụng được.
Sau 2 ngày màu rượu sẽ là màu hơi vàng, sau 2 tuần rượu sẽ chuyển sang màu vàng của nghệ.
Theo nhiều người cách đập dập hoặc xay nhuyễn thì hoạt tính cao. Nếu để nguyên củ khi ngâm Rượu thì sẽ ít tác dụng hơn làm nát. Do đó khi cắt mỏng hoặc đập dập, chúng ta để ngoài không khí 15 phút. Dưới sự tác động xúc tác của phân hoá tố anilaza, sẽ phóng thích chất allicin có trong tỏi. Cách này sẽ làm tăng hiệu quả của rượu.
Lưu ý: Nếu dùng tỏi quá nhiều có thể gây hơi thở hôi, rối loạn dạ dày – ruột, ức chế tuyến giáp… Bởi vậy chỉ uống với một liều lượng phù hợp mới phát huy được hết công dụng.
Để bảo quản được lâu dài thì để bình rượu tránh ánh nắng trực tiếp, khô ráo thoáng mát và nhiệt độ dưới 25 độ C.
Cách uống Rượu tỏi sao cho hiệu quả.
- Ngày uống 1-2 lần trước bữa ăn.
- Lưu ý uống không vượt quá 100ml/ngày. Nếu uống quá liều lượng Rượu này sẽ gây lên tác dụng không mong muốn.
Cách dùng an toàn là có thể dùng hàng ngày một cách lâu dài mà không lo gây ra những tác dụng xấu ngoài ý muốn.
Pingback: Các Loại Rượu Ngâm Phổ Biến - ĐẶC SẢN BẮC KẠN CHÍNH GỐC - CHUẨN 100% - RƯỢU MEN LÁ BẰNG PHÚC